Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Minh Sư Là Địa Vị Cô Đơn Nhất, Phần 8/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Một số người rớt sau hai ngày. Vậy thì, sau hai năm là cũng lâu đó. (Dạ.) Có lẽ anh ta đã đấu tranh suốt hai năm qua. Có lẽ anh ta chưa bao giờ thật sự muốn Tâm Ấn hoặc ăn thuần chay, nhưng anh ta đã ráng. (Dạ.) Và anh ta nghĩ có thể làm được, nhưng anh ta không thể. Không sao đâu. (Anh ấy thiếu cộng tu.) Anh ta phải học lại. Có lẽ anh ta sẽ quay trở lại. Quý vị không bao giờ biết. Một số người làm vậy đó.

Chúng ta phải chấp nhận người ta lầm lỗi. Mọi người đều chịu trách nhiệm với đời họ. Thấy không? Sau Tâm Ấn, nếu tôi có thể kiểm soát được mọi thứ thì tôi đã sống thảnh thơi. Tại vì con người là con người, mình phải luôn luôn chấp nhận cho họ lựa chọn – trong suốt đời họ. Hoặc nhiều khi, họ cần lầm lỗi để có thể mạnh mẽ trở lại. Hiểu ý tôi không? Tương tự, đôi khi đệ tử phạm sai lầm hoặc cố tình muốn thử xem điều gì sẽ xảy ra với họ. Và sau một thời gian, họ nhận ra rằng điều đó sẽ không mang lại lợi ích gì cho họ, và rồi họ quay trở lại, mạnh mẽ hơn. Cho nên không sao. Không sao cả. Mọi thứ đều ở trong tầm kiểm soát. Và nếu anh ta muốn quay trở lại để tận hưởng trọn vẹn cuộc đời này thì hãy để anh ta quay lại. Tại sao không? Chúng ta có thời gian vô tận mà.

(Anh ấy có ấn tượng rằng anh ấy phải đợi khoảng thời gian 12 tháng rồi mới tham gia cộng tu. Thưa có đúng không?) Cái gì? (Anh ấy nghĩ rằng anh ấy phải đợi 12 tháng rồi mới quay lại thiền vì anh ấy đã ăn (người-thân-)cá.) Vậy tôi nghĩ họ đã biết rồi. (Anh ấy vẫn thiền, có lẽ lâu hơn.) Tôi không chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người. Hiểu không? Đó là câu hỏi của anh ta. Hay là anh muốn đi theo anh ta hay gì đó, nên anh mới quan tâm như vậy? (Dạ không, nó làm con lo lắng vì con thấy bồn chồn khi nhìn thấy thịt (người-thân-động vật). Ý con là…) Anh đừng bận tâm về anh ta. Được không? Anh không ăn thịt (người-thân-động vật), và thế thôi. Phải, có khi người ta rớt. Đừng bận tâm, nhé? Hãy chắc chắn rằng anh không rớt. Chỉ vậy thôi. Con người khó có thể giữ được bất cứ gì trong cuộc đời này. Rất khó. Chính vì vậy mà Thánh Nhân rất khó tìm. Nếu ai cũng làm được thì quý vị đâu có đến đây. Hiểu không?

Ngay cả mấy vị thầy đôi khi cũng rớt. Những người gọi là thầy, nhiều vị thầy nổi tiếng, Họ cũng rớt. Và họ viện đủ mọi cớ. Họ vượt trên luật, vượt trên giới luật, đại khái vậy. Vậy thì sao lại trách những người gọi là đệ tử? Họ yếu đuối, nhu nhược, và họ ráng hết sức. Họ quay trở lại; rồi họ lại rớt nữa. Không sao. Có một số người yếu đuối. Có người yếu đuối hơn quý vị, nên cứ kệ thôi. Một số người rời đi. Đó là lý do tôi không có đủ đệ tử ở đây. Quý vị nghĩ sao? Tôi đã truyền pháp cho nhiều người hơn vầy. Vậy bây giờ họ đâu hết rồi? Dù sao thì, anh hãy sửa răng miễn phí khi anh đang ở đây. (Dạ.) Ở dưới đó. Bên cạnh nhà bếp có một phòng nha sĩ. Anh tự giới thiệu với họ. Chủ nhật, nha sĩ có thể đến sửa răng cho anh, trước khi anh về. Ở đây rẻ hơn. Miễn phí.

(Xin cho con nói cảm ơn vì [Sư Phụ] đã gửi người xuất gia đến. Nó thực sự tạo khác biệt cho việc thiền định và cho cả nhóm mỗi lần anh ấy đến.) Ờ. (Bởi vì những gì anh ấy nói và… Thật sự rất tuyệt vời.) Như quý vị biết, tôi rất nghiêm khắc. Tôi rất yêu thương, tôi cho họ tất cả mọi thứ nhưng cũng rất nghiêm khắc. Cho nên, sống ở đây có một chút khác biệt. Dù vậy những người ở đây, khi họ đi ra ngoài thì người ta khen như Trời: “Trời ơi, vị đó là ai vậy? Dễ thương quá, thông thái quá, và điềm tĩnh quá”, và tương tự như vậy. Và đó là lý do đôi khi khiến họ rớt. Rồi họ nghĩ: “Ôi, Trời ơi. Cái gì? Sư Phụ la mình suốt ngày, còn ở đằng kia mình là vua”. Đôi khi họ rớt bài khảo và họ biết điều đó, rồi đôi khi họ quay lại khóc lóc, nói: “Ồ, con xin lỗi. Con không làm vậy nữa đâu”. Đại khái vậy.

Đôi khi có những người, một số đệ tử trước đây, một số đi theo tôi, và khi mới đến, họ rất khiêm tốn, rất dễ thương và thực sự không có biểu hiện nhiều ngã chấp hay tham vọng nào. Vì trước đây tôi không có nhiều đệ tử người Âu Lạc (Việt Nam) cho lắm, nên đi đâu tôi cũng mang theo vài [đệ tử Âu Lạc], để họ có thể nấu ăn hoặc làm gì đó, chỉ là một cái cớ để ở gần bên. Và rồi, một ngày nọ, tôi nghĩ: “Chà, anh này thật khiêm tốn, và người Âu Lạc (Việt Nam) cần người xuất gia Âu Lạc (Việt Nam) đến đó”. Mặc dù anh ta [thọ pháp] chưa lâu, nhưng rất khiêm nhường và việc tay chân nào cũng làm hết: lau nhà, rửa nồi niêu, bất cứ việc gì. Nấu nướng. Cho nên vì tôi không có đủ người xuất gia Âu Lạc (Việt Nam), nên tôi gửi anh ta đi. Một trong những trường hợp.

Ở đây anh ta chẳng là gì cả, [chỉ] nấu ăn, đại khái vậy. Nhưng dĩ nhiên, anh ta đã tiếp thu trong khi sống quanh đây. Anh ta hết sức khiêm nhường. Nhưng rồi, tôi gửi anh ta về Âu Lạc (Việt Nam) để có thể truyền Tâm Ấn này nọ. Vì anh ta mặc áo cà sa, nên nhiều tăng ni Âu Lạc (Việt Nam) kéo đến gặp anh ta. Và một số người đã xuất gia 50 năm hoặc từ khi còn nhỏ. Một người, khoảng 60 mấy tuổi, là một ni sư, và bà là vị trụ trì của ngôi chùa đó. Và ở Âu Lạc (Việt Nam), một người phụ nữ như vậy là kiểu như Thánh nữ, như Mẹ Bề Trên. (Dạ đúng.) Ai nhìn thấy người đó cũng phải phủ phục xuống đất. Tất cả các tăng ni trẻ đều phải làm như vậy. Nhưng bà ấy đã phủ phục trước vị nam xuất gia trẻ tuổi của tôi và gọi anh ta là Thánh. Thế là anh ta xong đời.

Sau một bài giảng cho tất cả ni cô, anh ta xong đời. Tại vì tất cả họ đều phủ phục trước anh ta. Vì họ hỏi anh ta: “Anh đã xuất gia được bao lâu rồi?” Anh ta nói: “Mới một năm”. Chính xác như vậy. Anh ta theo tôi được một năm vì tôi thiếu người xuất gia Âu Lạc (Việt Nam). Nói quý vị biết, lý do là vậy. Nên, tôi không gửi người sớm như vậy nữa. Một bài giảng cho tất cả tăng ni, và tất cả họ đều quỳ lạy anh ta, và anh ta xong đời. Bây giờ anh ta đã rời xa tôi mãi mãi. Anh ta không bao giờ quay lại. Dĩ nhiên, anh ta vẫn thiền, nhưng anh ta không bao giờ có đủ can đảm để bắt đầu lại. Sau đó, anh ta nhận ra sai lầm của mình, nhưng không được nữa. Nó khác rồi. Khi anh ta đi, tôi đã biết anh ta sẽ không bao giờ quay lại. Anh ta có quay lại một lần, nhưng rồi không bao giờ thật sự tỉnh lại. Anh ta luôn nói về Âu Lạc (Việt Nam) và người ta cần anh như thế nào, người ta nghĩ rằng anh ta rất quan trọng trong đời họ ra sao, v.v. Vậy đó.

Tôi nói: “Được rồi, vậy thì anh cứ đi”. Anh ta nói không biết được khi nào anh ta sẽ quay lại, nhưng anh ta nghĩ rằng anh ta có thể quay lại. Tôi nói: “Anh sẽ không quay lại”. Tôi [nói với] anh ta: “Anh sẽ không quay lại”. Tôi đã khóc khi anh ta rời đi. Tôi chưa bao giờ khóc khi có ai rời đi, nhưng tôi [biết] lúc đó anh ta sẽ gặp rắc rối lớn. Lãng phí một cuộc đời. Bây giờ anh ta đang thiền với quý vị này nọ, nhưng anh ta không làm gì đặc biệt cho chính mình và cho bất kỳ ai. Chỉ kiếm được một chút tiền và đi loanh quanh, còn tệ hơn trước. Không có mục đích. Nhưng anh ta cũng không còn sức lực để quay lại đây nữa. Quý vị hiểu ý tôi không? Nó khác. Chỉ đột nhiên khác thôi.

Bởi vì anh ta nói rằng anh mới xuất gia được một năm. Cách anh ta nói chuyện, họ nghĩ anh ta là Phật. Nhưng họ không biết là anh ta lặp lại những gì tôi nói. Bởi vì họ chưa bao giờ nghe tôi nói chuyện trước đây. Nên, tất cả những gì anh ta nói là những gì tôi nói. Hiểu không? Nhưng tất cả những gì anh ta nói, họ chưa bao giờ nghe qua. Họ chưa bao giờ nghe một bài giảng đặc biệt như vậy và họ không biết nó từ đâu đến. Họ nghĩ đó là từ anh ta. Tại sao một thanh niên trẻ như vậy mới xuất gia được một năm… Tại vì trong Phật giáo người ta phóng đại thời gian tu hành lâu năm, càng lớn tuổi nghĩa là càng có trí huệ. Nên, tất cả những ni sư lớn tuổi này không bao giờ có thể thốt ra biện tài như anh ta. Cho nên, tất cả họ đều phủ phục và bái lạy anh ta ba lần, thế là anh ta “chết”. Anh ta “chết”. Anh ta “chết”. Anh ta giảng bài và anh ta “chết”. (Đó có phải là câu chuyện dành cho con không?) Không. Dù sao đi nữa, thế giới này quá nhỏ bé. Chỉ vì quý vị thích nên tôi ban cho quý vị. Quý vị không thích thì tôi không ban. Rất đơn giản. Đừng lo.

(Thật khó để biết ý muốn của chúng con và Thiên Ý cũng như sự đấu tranh khi nói: “Đây là do con muốn điều gì đó, hay là con câu thông với Thượng Đế…?”) Ừ. Muốn thì quý vị có thể làm, nếu bất cứ điều gì quý vị muốn mà không làm tổn thương người khác thì không sao – dù đó là từ ngã chấp hay không, thì cũng không sao. Và khi là Thiên Ý thì nó sẽ được thực hiện suôn sẻ. Khi nó là ý muốn của quý vị, ý muốn của mình, thì biết sẽ gặp rất nhiều rắc rối. (Nên, nếu nó không xảy ra, có lẽ nó không nên xảy ra?) Phải, phải, phải. (Ý con là Sư Phụ nói nếu mình muốn gì đó…) Nếu quý vị ráng hết sức, nhưng rồi, khi nó không được thực hiện một cách suôn sẻ thì biết đó không phải là Thiên Ý. (Dạ đúng.) Hiểu không? (Dạ hiểu.)

Quý vị luôn ráng hết sức. Như nếu tôi chỉ ngồi đây và nói: “Tất cả người Mỹ đều không đến với tôi, chắc hẳn là Thiên Ý rồi”, thì thật là vô lý. Tôi đã làm hết sức mình. Tôi đã tới Mỹ và thuyết giảng bằng tiếng Anh, và đã mua các Trung tâm (thiền) ở Mỹ. Nhưng họ vẫn không đến, thì đó là Thiên Ý mà họ không đến. Nên, rất dễ dàng. Dù Thiên Ý hay ý muốn của quý vị, nếu nó không làm hại người ta, thì có thể tiếp tục cho đến khi thành công hay thất bại. Hiểu không? Nếu thành công, thì quý vị biết rằng mong muốn của mình là theo kế hoạch của Thượng Đế. Nếu nó không thành công hoặc có tác hại hay gì đó, thì biết là không phải.

(Đôi khi thật khó để xả bỏ, và để mình hành động và xả bỏ kết quả của việc mình đang làm.) Tại sao lại khó đến vậy? Quý vị cứ làm và đừng suy nghĩ. (Đôi khi, dạ, nó diễn ra như vậy, nhưng những lúc khác nó không xảy ra, thì con lại muốn nó xảy ra, và kỳ vọng của mình là…) Miễn là quý vị cố gắng thì không sao. Không sao nếu quý vị cảm thấy thất vọng.

(Bởi vì những người tầm Đạo không nên có kỳ vọng.) Không sao đâu. Đừng lo. Đừng lo. Nó sẽ đến. Nó sẽ đến. Cô bắt đầu với điều đó. Nhé? Cô bắt đầu một việc và ráng hết sức để thành công, nên không thành công thì thấy buồn. Không sao. Đừng lo về điều đó. Đừng lo. Sẽ có lúc cô làm được và cô thậm chí không biết mình làm điều đó. Đó là lúc cô đạt đến địa vị Minh Sư. Mọi người đến khen ngợi cô như thể cô đang làm rất nhiều việc, nhưng rồi cô lại không biết. Những điều hữu hình, có thể cô biết, nhưng một số điều tâm linh vô hình, mình có thể không biết gì cả. Bởi vì mình đồng nhất với Lực Lượng Vũ Trụ; mình không còn một cá thể nào nữa. Cơ thể quý vị vẫn tồn tại nhưng quý vị không hiện hữu. Có hiểu ý tôi không? Quý vị được kết nối. Linh hồn quý vị có lẽ chẳng còn bận tâm ở lại trong thân thể nữa. Quý vị vẫn kết nối [với thân thể] và làm việc từ một cõi cao hơn. Hiểu không? Nên, lúc đó não bộ của quý vị không biết quý vị đang làm gì. Đó là lúc làm mà không làm, biết mà không biết. (Dạ.) Cho nên, đừng lo lắng về điều đó. Nó sẽ đến, quý vị đang học. Quý vị đang làm tốt. Được rồi. Quý vị có hài lòng không? (Dạ hài lòng.) (Dạ có.)

Còn gì nữa không? Nói đi. (Con nghe nói Sư Phụ sẽ rời đi vào ngày 15.) Ngày mười lăm? (Thưa có đúng vậy không?) Vẫn chưa đúng. (Không phải vậy ạ?) Không, vì lúc đó tôi đã lên kế hoạch. Tôi dự định ở đây một tháng rưỡi. Và tôi chắc chắn sẽ ở lại, cho dù có chuyện gì xảy ra, để tất cả quý vị có thể đến gặp tôi. Nhưng từ ngày 15 trở đi, tôi không thể dự tính được nữa. Nên, dù quý vị ở lại hay đến, quý vị đều phải tự chịu. Tôi có thể ở lại đây, hoặc có thể đi rồi quay trở lại, hoặc tôi có thể rời khỏi. Do đó tôi không chịu trách nhiệm, thế thôi. Hiểu không? Khi tôi nói điều gì đó, ý là tôi muốn điều đó xảy ra. Tôi hứa thì tôi phải làm. Nhưng sau ngày 15, tôi không hứa. Nên, quý vị ở lại đây, hay đến, hoặc đi, thì tùy quý vị. Và tôi tự do. Dù ở đây hay đi, tôi tự do. Không bị buộc phải giữ lời hứa với quý vị. Hiểu ý tôi chứ? Thành ra tôi ấn định thời gian như vậy, vì xa hơn nữa, tôi không thể dự tính được. Thông thường, thì không thể.

(Điều đó nghĩa là chúng con có thể ở lại thêm vài ngày nữa ạ?) Chắc chắn rồi. Chắc chắn. Tôi sẽ không đuổi quý vị ra vào ngày 14, hay bất cứ lúc nào. (Dạ xin lỗi, lúc đó con chỉ muốn biết vì đang ở cổng [máy bay] vì con chuẩn bị đổi chuyến bay. Con được thông báo là Sư Phụ sẽ rời đi vào ngày 15 và con thì về sau đó. Cô ấy nói: “Không! Ngày mười lăm, đi ra!”) (Có thể còn tùy vào thị thực vì chúng con có...) Ừ, thị thực. (Cũng còn tùy, như người Úc không cần phải xin thị thực vì chúng con có thể đến đây ở hai tuần.) (Đúng. Nhưng con đã xin thị thực, nên con có thể ở lại lâu hơn.) Ồ, vậy thì anh phải nói với họ. (Nhưng cô ấy bảo con là phải đi ra vào ngày 15, nên…) Vậy là cô ấy không biết. Ừ. Không sao. Được rồi. Họ là những người chịu trách nhiệm. Tôi nói với họ rằng họ phải xong trong một tuần. (Thưa Sư Phụ, tối nay, chúng con có mặt lúc 6 giờ phải không ạ? Hay là chúng con…) Quý vị phải đi. Đúng. Sáu giờ. Đi xuống đó, và xem họ sắp xếp ra sao. Được rồi.

Photo Caption: Em Rất Đặc Biệt. Không Cần Phải Giống Ai Hết.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (8/11)
1
2024-06-26
4778 Lượt Xem
2
2024-06-27
3878 Lượt Xem
3
2024-07-06
3151 Lượt Xem
4
2024-07-07
3018 Lượt Xem
5
2024-07-08
2807 Lượt Xem
6
2024-07-09
2588 Lượt Xem
7
2024-07-10
2658 Lượt Xem
8
2024-07-11
2622 Lượt Xem
9
2024-07-12
2355 Lượt Xem
10
2024-07-13
2343 Lượt Xem
11
2024-07-14
2807 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android