Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sức Mạnh Của Sự Độc Lập, Phần 2/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Vì thế đôi khi tôi đi gặp người này người kia trong chính phủ, cũng chỉ vì lợi ích của người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam). Hiểu không? (Dạ hiểu.) Để họ hiểu mình hơn, giới thiệu văn hóa của chúng ta với họ để họ vui mà đón nhận quý vị, rằng quý vị đã trở thành công dân tốt của Mỹ, rằng Âu Lạc (Việt Nam) có một nền văn hóa rất phong phú để cống hiến cho Mỹ hoặc nơi nào khác. Rằng người Âu Lạc (Việt Nam) là những người lao động chăm chỉ. Hãy nhìn những gì họ đã làm cho nước Mỹ, cách họ đứng lên trong hoàn cảnh mới, cách họ làm việc để đóng góp cho đất nước và họ xinh đẹp như thế nào.

"Nãy giờ chúng ta nói gì? Ồ, lều. Tôi nói chuyện với anh đồng tu trong xe. Tôi nói: “Đôi khi tôi cảm thấy tội cho người của mình”, vì chúng tôi nói về những chuyện khác. Anh ấy nói với tôi... Ừ, anh ấy bắt chuyện. Trước đây tôi rất yên lặng. Tôi là người ít nói. Rồi anh ấy bắt chuyện. Anh ấy nói vị đại sư Phật giáo tên là như thế như thế chuyển lời thăm hỏi đến tôi, v.v., ông nói rằng ông cảm ơn chúng ta đã giúp ông in một số sách và tặng một số tiền [cho ông]. Và ông sẽ có một ngôi chùa lớn hơn và này nọ, sẽ sớm được xây, v.v. và v.v. Tôi nói: “À, chỉ là năm ngoái chúng tôi đã giúp một ngôi chùa ở Đức, nên có lẽ chúng tôi cũng phải giúp ngôi chùa này, nếu không thì sẽ không công bằng”. Chúng tôi suy nghĩ, và rồi tôi nghĩ đến các đệ tử, đã theo tôi nhiều năm, và cho đến giờ họ vẫn chỉ có ngôi chùa riêng của mình – cái lều – nhưng họ rất vui về điều đó. Không biết họ có thực sự vui hay không, nhưng họ trông có vẻ vui, ít ra là từ bên ngoài.

Nhưng tôi nói với anh ấy, nhiều khi tôi thấy tội cho họ. Tôi chỉ chăm sóc những người bên ngoài. Mọi người đến xin tiền, và họ cần nó. Tôi cứ tặng thôi. Và đôi khi tôi muốn làm gì đó cho các đệ tử, nhưng những người khác cần thì tôi tặng họ trước. Người khác luôn được ưu tiên hơn, nên tôi cảm thấy tôi không công bằng với quý vị. Giống như, nhìn quý vị kìa, quý vị đang ngồi dưới tấm nhựa. Mùa đông quý vị thậm chí không có chánh điện để ngồi. Tôi thấy tội cho quý vị, nhưng tôi cũng tự hào về quý vị. Tôi rất tự hào về quý vị bởi vì quý vị... quý vị đặt Chân Lý lên trên hết, ưu tiên hàng đầu. Quả thật quý vị tu hành vì Chân Lý, chứ không phải vì tôi có chùa lớn. Tôi rất hãnh diện, nhưng cũng thấy tội cho quý vị.

Và tất cả các đồng tu chúng ta, khi theo tôi, họ chỉ có một cái lều đủ cho một, hai người. Và khi trời mưa, tôi luôn lo lắng. Và khi bão đến, tôi luôn phải gọi điện thoại hỏi xem họ đã cho hết đồ đạc vào túi ny lông chưa, rồi đi đến văn phòng. Văn phòng thì luôn nhỏ vì chúng tôi không bao giờ có đủ [tiền] để mua một mảnh đất rộng lớn ở một khu vực đắt đỏ. Vì thế đất chúng tôi mua đa phần là rất rẻ, nhưng lại không được phép xây nhà, nên chỉ có thể sống trong lều. Vì vậy, khi bão đến, tôi lo lắng. Nên tôi phải luôn lo cho họ, rằng dọn hết đồ đạc cá nhân và ngủ chung trong văn phòng nhỏ xíu. Nhưng không sao, chỉ vài ngày thôi.

Nhưng tôi cũng nói với họ rằng, trong hoàn cảnh này, chúng ta cũng tự tại. Quý vị hiểu ý tôi không? Chúng ta không lo về hoả hoạn. Chúng ta không lo bão tố, cũng không lo động đất. Không gì có thể xảy ra với cái lều. Và họ không cần phải dọn dẹp nó mỗi ngày. Không có kính vỡ, không gì cả. Và nếu cơn bão thổi bay lều của họ và rơi trúng đầu họ, thì chỉ như có ai đó vuốt ve họ. Cho nên, có lẽ họ còn ngủ ngon hơn trong hoàn cảnh đó. Và buổi sáng, họ có thể thức dậy và thấy mình được cuộn trong lều. Tôi cũng nói với họ như thế rất tiện lợi. Vì vậy, tôi tự hào về quý vị, nhiều người trong số quý vị, vì sự cống hiến, vì tinh thần hy sinh và thái độ dễ mãn nguyện của quý vị. Bởi vì trong lòng, quý vị đang thật sự hạnh phúc. Thành ra quý vị không quan tâm đến bên ngoài. Vì thế tôi hãnh diện về quý vị.

Và nhờ đó, chúng ta có thể giúp tất cả những người thật sự cần giúp đỡ và những người không thể ở trong lều như chúng ta, vì họ không đủ vui để sống như vậy. Chúng ta kiên nhẫn, đợi đến khi họ vui vẻ rồi cho họ một cái lều. Và rồi dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng sẽ không lo lắng. Và khi hỏa hoạn hay là điều gì đó xảy đến thì cũng không mất mát bao nhiêu. Nhưng thật ra, ở Đài Loan (Formosa), Hồng Kông, hay những nước có khí hậu ấm khác, sống trong lều dễ dàng hơn nhiều. Ở vùng khí hậu lạnh, sống trong lều không dễ chút nào. Nhưng dù vậy, tôi còn nhớ trước đây ở San Jose, có nhiều đệ tử sống như vậy. Họ ở trong lều. Quý vị có thể ở trong lều và khi trời mưa quá to, quý vị có thể để tất cả quần áo vào túi ny lông thì nó không bị ướt. Điều quan trọng nhất là quý vị phải giữ ấm thân thể. Và quý vị có thể ngủ trong văn phòng. Còn khi trời nắng, thì mỗi người quý vị có thể có một căn nhà, một chiếc lều. Ờ. Đó là nhà của quý vị.

Không phải tôi không nghĩ đến quý vị trước người khác, tôi có nghĩ. Có nghĩ. Nhưng đôi khi, lúc chúng ta có một ít tiền thì những thảm họa khác lại ập đến. Và người ta cần. Nên tôi không nỡ giữ tiền ở đó. Để dùng trong tương lai hoặc dùng sau ba ngày, khi có người khác ở đó đang đói, lạnh và không có nhà. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Vì vậy, nhu cầu trước mắt của họ phải đến trước chúng ta, bởi vì chúng ta được an toàn. Chúng ta có “thức ăn bên trong”, thức ăn bên ngoài, có Thiên Đàng. Chúng ta có chư Phật. Chúng ta có Thượng Đế. Còn nhiều người ngoài kia không có gì cả. Họ chỉ dựa vào an ninh vật chất. Nên khi thảm họa ập đến, họ thực sự bối rối, không biết phải làm gì. Nhưng ít ra ở Mỹ cũng tốt, vì họ có bảo hiểm sẽ chi trả cho một số thứ. Nhưng rồi, khi nhà quý vị bị cháy hết, giấy tờ cũng bị cháy hết, thì quý vị vẫn chưa nhận được gì cả. Quý vị thậm chí không thể rút tiền từ ngân hàng. Ví dụ như tất cả giấy tờ của quý vị đều biến mất. Vì vậy chúng ta không thể nói rằng họ có bảo hiểm, nên họ không cần. Họ vẫn cần.

Thành ra tôi mới bảo anh ấy gọi điện thoại sáng nay, để xem họ có cần giúp đỡ không. Họ chắc chắn cần. Họ nói rằng họ có những nhu cầu khẩn thiết như quần áo, thực phẩm và vật dụng hàng ngày, những thứ như thế. Vì thế chúng ta phải giúp ngay. Nên sáng nay chúng tôi bắt đầu liền. Sau đó tôi ký tờ séc và bảo họ đi lấy tiền. Chúng tôi cũng có một số tiền mặt, chúng tôi sẽ bỏ chung vào luôn. Tôi dự định tặng 2.000. Hai trăm ngàn, 200,000. Xin lỗi, 200 và 2.000 khác nhau nhiều lắm. Có đúng không? (Dạ đúng.) Ừ, đúng vậy. 200.000 Mỹ kim. Rồi chúng ta sẽ xem liệu chúng ta cần ít hơn hay nhiều hơn. Rồi mình sẽ lên kế hoạch tiếp theo. Vậy, ngày mai, có lẽ một số quý vị, nếu có thời gian, xin vui lòng… Anh đã ủy quyền cho ai làm việc đó rồi hả? (Dạ vâng.) Tốt. Quý vị đăng ký tên mình với anh này, nhưng phải xem ai có thể làm việc được. Chứ không phải đi đến đó gây thêm rắc rối. Nhé? Tất cả những ai phải đi thì phải có kỷ luật. Làm bất cứ gì quý vị được yêu cầu, không nói chuyện, không gây ồn ào và rắc rối, và ráng để ngã chấp của mình ở nhà trước khi đi. Để ngã chấp của quý vị ở nhà, khóa lại. Như vậy quý vị sẽ làm việc tốt hơn. Chuyện là vậy, ngay lập tức, bây giờ.

Và tối mai quý vị cũng có buổi cộng tu, phải không? Tôi sẽ cố gắng đến lần nữa. Vì tôi còn có nhiều việc khác phải làm, nên có lẽ tôi không thể rời đi trước thứ Hai hoặc thứ Ba được. Vậy chúng ta gặp nhau vài ngày. Đây là chuyện rất cũ rồi, nhưng một số người cứ luôn hỏi khi họ gặp tôi: “Tại sao? Tại sao Ngài lại làm như thế này; Ngài làm như thế kia? Tại sao Ngài không xuống tóc và mặc áo [cà sa] như trước nữa?” Quý vị hiểu ý tôi không? Luôn luôn hỏi cùng một câu hỏi. Nhưng nếu tôi làm như trước kia thì không thuận tiện như bây giờ. Phải không? (Dạ phải.) Đi tới đâu, tôi cũng đi qua hải quan nhanh hơn. Đó là điều thiết thực nhất. Họ thấy tôi trông bình thường, trang điểm và ăn mặc đẹp, trông như nhân vật nào đó. Phải không? Cho nên, họ sẽ dễ dàng để tôi đi qua hải quan. Ngoài ra, như thế này cũng dễ dàng hơn cho tôi làm việc và kiếm tiền này nọ. Hoặc nếu tôi cứ giữ mình như người xuất gia ở trong chùa và “cốc-cốc-keng-keng-boong-boong” hoài, thì tôi thậm chí không thể tự chăm sóc chính mình, đừng nói chi tới giúp người khác.

Nhưng tôi không biết tại sao người ta lại quá chấp nhất cái hình thức bên ngoài. Trước đây tôi vô danh, thì tôi làm người xuất gia không sao – đối với tôi, một người bình thường. Muốn là ai cũng được, muốn mặc gì cũng được. Nhưng bây giờ là hoàn cảnh khác. Tôi có ảnh hưởng rất lớn đến mọi người. Bất cứ điều gì tôi làm, mọi người đều làm theo. Bây giờ giả sử tôi là người xuất gia và ngồi trong chùa suốt ngày, và gõ “cốc-cốc-keng-keng” và tụng kinh mỗi ngày một mình như thế... Mọi người sẽ làm theo tôi. Trước đây quý vị đã làm vậy, bỏ nhà, bỏ gia đình và tôi phải hứng chịu tất cả lời “phỉ báng” từ người thân của quý vị. Một số họ thậm chí còn muốn giết tôi nữa, vì những sự ngây thơ mà tôi đã làm. Không có gì cả. Tôi rất ngây thơ. Nếu tôi chỉ là người xuất gia bình thường thì không sao. Tôi không ảnh hưởng đến ai, muốn làm gì thì làm, và chỉ cần chăm sóc bản thân mình. Tôi có đủ thức ăn để ăn hàng ngày. Thế là đủ rồi. Như vậy sẽ không thành vấn đề, tôi không cần phải kiếm tiền, không cần phải làm gì, không cần phải đi đâu, không cần phải gặp ai hết. Và nếu không làm việc cho người tị nạn, thì thậm chí không cần gặp ai cả. Quý vị hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.)

Vì thế đôi khi tôi đi gặp người này người kia trong chính phủ, cũng chỉ vì lợi ích của người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam). Hiểu không? (Dạ hiểu.) Để họ hiểu mình hơn, giới thiệu văn hóa của chúng ta với họ để họ vui mà đón nhận quý vị, rằng quý vị đã trở thành công dân tốt của Mỹ, rằng Âu Lạc (Việt Nam) có một nền văn hóa rất phong phú để cống hiến cho Mỹ hoặc nơi nào khác. Rằng người Âu Lạc (Việt Nam) là những người lao động chăm chỉ. Hãy nhìn những gì họ đã làm cho nước Mỹ, cách họ đứng lên trong hoàn cảnh mới, cách họ làm việc để đóng góp cho đất nước và họ xinh đẹp như thế nào. Hiểu ý tôi nói không? (Dạ hiểu.) Mặc dù quý vị ở đó, nhưng điều đó cũng giúp cho những người tị nạn tương lai. Ngoài ra, người Mỹ và những nước khác cũng cảm thấy rằng: “Ồ, đúng rồi. Tốt là chúng ta đã nhận họ. Họ thực sự xứng đáng. Họ tốt”. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Nó luôn luôn... Nó luôn có lợi ích gấp đôi hoặc lợi ích gián tiếp. Thậm chí đôi khi tôi không cố ý làm như vậy nhưng chắc chắn nó sẽ mang lại kết quả đó. Quý vị hiểu ý tôi chứ? (Dạ hiểu.) Hầu hết tôi không phải làm việc có mục đích, nhưng nó sẽ mang lại kết quả.

Bởi vì nếu xã hội Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào chấp nhận chúng ta – những người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam) – họ không biết gì về quý vị, họ không biết sẽ nhận được lợi ích gì sau khi nhận quý vị, thì đó cũng kiểu như không có phản hồi. Vì vậy, tốt hơn là chúng ta nên cho họ biết. Cũng như một kiểu biết ơn, và để họ cảm thấy vui vẻ, nói: “Tất cả những người này, ồ phải, chúng ta đã nhận họ. Bây giờ họ đã trưởng thành và đứng vững trên đôi chân của họ. Họ có công việc riêng và họ kiếm được tiền. Họ đóng góp cho đất nước. Và hãy nhìn vào nền văn hóa của họ – những buổi biểu diễn vũ múa và văn hóa của họ – đó là một đất nước có nền văn hóa rất cao”. Vì vậy, nó cũng mang lại hạnh phúc cho chủ nhà chúng ta.

Cho nên tôi khuyên quý vị hãy luôn hành xử tốt và cố gắng hòa nhập với người dân ở quốc gia quý vị sống, cũng như đất nước chúng ta. Ngoài việc là người tu hành giỏi, mang lại phước lành cho bất cứ ai chúng ta tiếp xúc, chúng ta còn làm điều đó cho đất nước và cho hòa bình thế giới. Bởi vì khi đó, nhiều nước sẽ biết đến Âu Lạc (Việt Nam), và Âu Lạc (Việt Nam) sẽ biết đến nhiều nước khác. Rồi chúng ta hội nhập các nền văn hóa, mỗi nước sẽ tìm hiểu nước kia và nghĩ: “Ô, rốt cuộc Âu Lạc (Việt Nam) tốt quá!” Quý vị hiểu ý tôi không? Ờ. Vì vậy, trong tương lai, nếu tình hình chính trị quốc gia chúng ta trở nên thuận lợi hơn, nhiều nước đã biết đến chúng ta qua bao năm hội nhập và giao lưu văn hóa, thì họ sẽ sẵn sàng giúp Âu Lạc (Việt Nam) xây dựng tương lai. Capito (Hiểu không)? Nó sẽ (ảnh hưởng) lâu dài.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/6)
1
2024-01-28
4825 Lượt Xem
2
2024-01-29
3865 Lượt Xem
3
2024-01-30
3756 Lượt Xem
4
2024-01-31
3482 Lượt Xem
5
2024-02-01
3267 Lượt Xem
6
2024-02-02
3102 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:48

Tin Đáng Chú Ý

174 Lượt Xem
2025-01-05
174 Lượt Xem
35:32

Tin Đáng Chú Ý

228 Lượt Xem
2025-01-04
228 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android