Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Minh Sư Cải Trang, Phần 1/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi nghĩ: “Ngộ quá sao họ luôn luôn nhìn bên ngoài mà quên hướng nội. Bên trong họ thật là vĩ đại! Cái gì họ cũng biết. Họ không cần gì cả. Họ tuyệt đối hoàn mỹ và vui vẻ. Đủ mạnh để mà chống cự tất cả mọi trở ngại ở đời. Đủ mạnh để cười trước những khó khăn, đủ mạnh để thậm chí không cảm thấy khổ đau! Tại sao họ cứ nhìn bên ngoài để tìm giải pháp vậy?”

Quý vị ổn chứ? Nếu muốn thiền tiếp, thì cứ thiền. Nếu vẫn đang… thiền tốt, thì cứ tiếp tục thiền. Xin lỗi tôi không đến trước, tôi gặp rắc rối. Tất cả quý vị ổn không? Không vấn đề gì chứ? Không đau ốm gì hết? Ngoại trừ thỉnh thoảng hơi cảm lạnh hoặc ho bởi vì cảm lạnh. Quý vị không bị đau bụng chứ? Thức ăn có ngon không? (Dạ ngon.) (Dạ khỏe mạnh.) Hả? (Dạ khỏe mạnh.) Khỏe mạnh. Tốt. Lạ nhỉ, tất cả quý vị đều khỏe mạnh. Tôi muốn biết ai đã làm món gỏi dưa leo sáng nay cho bữa điểm tâm của tôi. Cả buổi sáng nay tôi [đau bụng]. Nên không đi xuống được vì quá [đau bụng]. Uống thuốc rồi mà vẫn không thấy bớt. Bây giờ đang cố gắng kiềm chế nó. Trông không đau, nhưng tôi vẫn đau. Chỉ hy vọng hết đau một lát để tôi có thể ở đây với quý vị.

Hỏi gì không, các cưng? Mấy người “bông tuyết” có câu hỏi cuối cùng nào nữa không? (Chúc Mừng Sinh Nhật!) (Chúc Mừng Sinh Nhật Sư Phụ.) Cái gì vậy? (Chúc Mừng Sinh Nhật Sư Phụ...) Ồ, cảm ơn, cảm ơn quý vị. (Chúc Mừng Sinh Nhật Sư Phụ…) Tôi quên mất. (Chúc Mừng Sinh Nhật Sư Phụ kính yêu. Chúc Mừng Sinh Nhật Sư Phụ.) Cảm ơn quý vị. (Chúc mừng Sinh nhật Sư Phụ.) Cảm ơn quý vị nhiều lắm. Cảm ơn quý vị. Tôi quên mất. Quên mất – quá bận đau [bụng].

Đã bảo rồi, quý vị phải rửa rau tươi thật cẩn thận, ngâm nước muối khoảng 5 phút để tránh vi khuẩn, vi trùng, cũng như thuốc trừ sâu. Có phải gọi là thuốc trừ sâu không? Thuốc xịt, hả? (Dạ thuốc trừ sâu.) Thuốc trừ sâu? Ừ. Tại vì nhiều khi quý vị quên hay sao đó. Hoặc chắc là bụng tôi mẫn cảm quá. Hoặc tôi mẫn cảm với nghiệp chướng! (Thưa Sư Phụ đau vì chúng con ạ?) Không, không biết nữa. Tôi không muốn nói gì hết. Có thể! Có thể lắm! Chẳng cần biết nữa. Dù có đau vì chính tôi hay vì quý vị thì có khác gì đâu? Chúng ta đều đồng nhất thể thì khác biệt chi, phải không?

Quý vị có ổn không? Quý vị rất thích bế quan hả? Tôi nghĩ vậy. (Dạ.) (Con thích lắm, thưa Sư Phụ.) Quý vị thích hả? Âu Lạc (Việt Nam) hả? Âu Lạc (Việt Nam) hả? Âu Lạc (Việt Nam) đằng đó. Mấy đồng chí có muốn hỏi gì không? Có muốn lộn xộn cách mạng... Không hả? Ờ, vậy là tốt. (Chúng con chúc Sư Phụ sớm khỏe.) Ồ, tôi không sao đâu – như mây thoảng qua thôi mà. Tôi mạnh lắm! Như mây thoảng qua thôi. Lúc nào tôi cũng như mùa xuân! Thỉnh thoảng có đám mây nhỏ, nhưng lúc nào cũng mùa xuân, mùa xuân vĩnh cửu.

Ờ, nói gì đi: quốc gia nào… Có một người Hungary, anh ấy đâu rồi? Quên mất! Người Hungary hôm qua… Anh còn đây không? (Dạ còn.) Không. Có phải anh là người nói chuyện về bế quan không? Ở đất nước của anh, tôi không bị vấn đề thị thực, đúng không? Còn người Đài Loan (Formosa) và người Trung Quốc thì sao? (Trước khi tới đây, chúng con có xem vấn đề thị thực này, và họ lấy được thị thực, không sao.) Họ lấy được. (Có người từ mấy quốc gia khác, thí dụ như Ba Lan và có thị thực Trung Hoa hay là Âu Lạc [Việt Nam], họ cũng đến được. Và đây là buổi họp mặt chay [thuần chay], và vì lý do đó chúng con xin được nhiều thị thực, không vấn đề gì.) À, xin được thị thực thuần chay! Ờ, ờ. Có cớ chính đáng. Tuyệt. Tuyệt vời. À, tôi vẫn còn đang nghĩ về lời đề nghị của anh. Cảm ơn anh nhiều lắm!

Mỗi lần quý vị muốn yêu cầu bế quan hay thuyết pháp, quý vị cho biết luôn cả chi tiết về quốc gia của quý vị, làm ơn nhé. Điều đó sẽ giúp, như, ai cần thị thực, [và] khi nào. Tôi rất thích quốc gia nào cho thị thực tại phi trường. Tôi rất thích những nước đó. Ngay cả Cam-pu-chia – chúng ta đến đó vì họ cho thị thực tại phi trường, như vậy tốt. Tiện cho mọi người. Nếu người nào khả nghi hay là không tốt, họ vẫn có thể bị đuổi ra khỏi phi trường. Ờ, thật vậy! Vì không ai có thể đi qua phi trường nếu hải quan ở đó không cho họ vào. Thì có vấn đề gì đâu? Vì xin thị thực trước rất bất tiện cho nhiều người. Họ bận.

Hơn nữa, như chúng ta, đâu phải chỉ đi một nước; mà chúng ta đi nhiều nước. Nếu mỗi nước phải chờ hai, ba tuần mới được thị thực thì rất bất tiện cho nhiều anh chị em đồng tu. Ngày nay tôi không tán thành mấy loại quốc gia này nữa. Có thể chấp nhận được nếu đất nước quý vị đang chiến tranh, có nhiều vấn đề tội phạm hoặc những chuyện tương tự. Nhưng nếu đất nước quý vị đang thịnh vượng, không đông dân lắm, rất văn minh và trong vòng kiểm soát tốt, thì tôi không tán thành. Tôi không thấy có lý do nào, ví dụ, đối với Úc, tôi không thấy có lý do nào. Thực sự không thấy. Không thể tìm thấy bất kỳ lý do nào.

Ý là có thể... giả sử như Hungary hay nước nào đó… Giả sử một nước đang gặp nhiều khó khăn, vì họ cũng hạn chế dân của họ, thì có thể họ cũng yêu cầu quốc gia quý vị hạn chế họ. Không cho dân họ thị thực, mấy quốc gia bị rối loạn đó. Hoặc có thể họ đang có chiến tranh… Hoặc có lẽ Đài Loan (Formosa), chẳng hạn, vì thân phận của họ có lẽ hiện giờ chưa xác định rõ ràng cho lắm. Một số quốc gia lưỡng lự không muốn cho thị thực bởi vì họ không biết phải làm gì với Đài Loan (Formosa), thí dụ vậy. Nếu chỉ là trường hợp rất, rất đặc biệt, công dân rất đặc biệt vì vấn đề quốc gia của họ hoặc vì thân phận đất nước họ, thì được, tôi thông cảm.

Nhưng hạn chế đối với người Anh, người Mỹ, người Canada – thì thật vô lý! Người Anh hay người Mỹ chúng tôi không muốn đến Úc để kiếm tiền hay là ngủ ở đó. Chúng tôi chỉ đi ngang qua vài ngày, mà họ gây nhiều rắc rối như vậy. Tôi không tán thành. Tôi không muốn đi đến một đất nước như vậy. Nếu họ “quá tốt cho chúng tôi”, thì chúng tôi khiêm tốn tránh xa. Mình không muốn đến một “đất nước quá tốt” như vậy. Chúng tôi không đủ tiêu chuẩn! Ý tôi là như thế. Vậy nên các anh chị em đồng tu ở Úc, xin hãy hiểu và thứ lỗi cho tôi nhé. Tôi có một lý do rất chính đáng – để khiêm tốn, khiêm tốn từ chối lời mời của quý vị.

Nhưng Hungary, tôi biết không có vấn đề gì. (Dạ không có.) Nhưng họ có thể xin thị thực, phải không? Người Đài Loan (Formosa) và những người nước khác. (Dạ, dạ.) Vậy là được rồi. Nếu lúc đó chỉ đi một nước thôi thì cũng được. Thì anh chị em đồng tu có nhiều thời gian để nộp đơn. Họ có thể chạy đây đó hết tòa đại sứ này đến tòa đại sứ kia cho vui, vì họ không có việc gì khác để làm ngoại trừ chuyện lớn phải lo, tiền phải kiếm, gia đình đông người phải chăm sóc, rất nhiều trách nhiệm, không thể làm gì khác. Ngoại trừ phải thiền một ngày hai tiếng rưỡi và đi cộng tu. Ờ, ờ, họ thật sự rảnh rỗi. Họ có nhiều thời gian lắm, để có thể lo liệu lung tung đủ thứ giấy tờ. Tôi ghét cái đó – làm giấy tờ, giấy tờ không cần thiết. Nếu chúng ta chỉ đi mỗi lần một nước thôi, thì cũng không bất tiện gì lắm; có thể làm được. Nhưng tôi vẫn không thể hiểu quốc gia nào mà không thân thiện tới mức đó, với bất cứ ai. Không phải với công dân đặc biệt vì tình cảnh họ đặc biệt, mà đối với ai cũng vậy.

Hồi xưa có một nhà tu hành nọ, thật ra là một vị thánh. Đây là truyện Do Thái. Vị này rất khai ngộ, ông tưởng là ông ổn. Ông luôn câu thông với Thượng Đế và có thể nói chuyện với Ngài. Nhưng rồi, có một lúc trong đời ông, Thượng Đế không bao giờ hiện ra, không bao giờ vào nhà ông nữa. Một hôm ông vô cùng, vô cùng khao khát được nói chuyện lại với Thượng Đế, nên ông thật sự cố gắng tìm mọi cách để Thượng Đế vào nhà ông lần nữa. Ông năn nỉ Ngài, ông nói: “Nếu con có lỗi gì trầm trọng, hay tội tình gì, xin Ngài xuất hiện một lần nữa thôi cho con biết là con đã làm gì, và con phải làm sao để được Ngài vào nhà con trở lại”. Rồi Thượng Đế hiện ra trước ông, như thể lần cuối cùng. Ngài nói: “Ngươi không cho bất cứ ai khác vào nhà ngươi, nên ta nghĩ ngươi không muốn ai, kể cả ta. Nên ta không vào”. Ờ, như vậy đó.

Quốc gia nào đủ văn minh nên hiểu rằng tất cả loài người là hiện thân của Thượng Đế, Thượng Đế hóa thân – ngoại trừ một số người thỉnh thoảng gây rắc rối. Cái đó thì ai cũng biết. Dĩ nhiên, tôi công nhận là cũng có một số thần điên khùng. Nhưng cản trở tất cả mọi người, làm khó dễ như thế một cách vô lý, tôi nghĩ một nước văn minh không nên có kiểu thái độ như vậy.

Có lẽ chúng ta sẽ đi Hungary hoặc có lẽ không; không biết nữa. Ngay lúc này tôi thấy mệt quá, nên không nghĩ gì được hết. Không phải chỉ mệt thôi. Có điều sau một buổi thuyết pháp; thì không đúng lúc để hỏi tôi. Cảm thấy quá mức. Nhưng sau một thời gian thì có lẽ tôi sẽ nghĩ tới.

Hơn nữa, bây giờ tôi thấy rất kỳ lạ. Tôi đang giằng co giữa “nên hay không nên”, “làm hay không làm”. Một bên thì thấy rất rõ ràng rằng tất cả quý vị là Thượng Đế, là Phật. Không hoài nghi gì hết. Và muốn dạy quý vị cái gì, tôi thấy rất là khó bởi vì, với tôi, có vẻ buồn cười, rằng sao phải dạy Thượng Đế. Phải! Với tôi... ý nói là trừ phi quý vị làm tôi khó chịu, mù mịt, kéo trí huệ tôi xuống chỗ nào dưới đó, còn không tôi luôn luôn biết rất rõ là quý vị đã có tất cả những gì cần có, ở đúng y địa vị mà quý vị đang ở bây giờ, và đang là người đúng y như con người quý vị bây giờ. Cho nên quý vị không có khó khăn cải biến chính mình hay làm bất cứ gì; quý vị không có vấn đề học cái gì hay biết cái gì vì bên trong quý vị đã có tất cả. Tôi thấy rõ mồn một như vậy đó. Cho nên nhiều khi tôi thấy rất khó mà bước vào địa vị làm thầy, tự bảo với chính mình là quý vị thật sự cần câu trả lời của tôi, quý vị thật sự cần tôi, thật sự cần cái này, thật sự cần cái nọ. Rất khó cho tôi thuyết phục chính mình như vậy, mặc dù đôi khi quý vị làm cho tôi tưởng như vậy. Một mặt, tôi trả lời quý vị; mặt khác, tôi cười thầm, nói rằng: “Nhìn mấy vị Phật ngốc này”. Không phải là tôi coi thường mà cười quý vị.

Tôi nghĩ: “Ngộ quá sao họ luôn luôn nhìn bên ngoài mà quên hướng nội. Bên trong họ thật là vĩ đại! Cái gì họ cũng biết. Họ không cần gì cả. Họ tuyệt đối hoàn mỹ và vui vẻ. Đủ mạnh để mà chống cự tất cả mọi trở ngại ở đời. Đủ mạnh để cười trước những khó khăn, đủ mạnh để thậm chí không cảm thấy khổ đau! Tại sao họ cứ nhìn bên ngoài để tìm giải pháp vậy?” Quý vị có hiểu tôi nói gì không? (Dạ hiểu.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/6)
1
2023-08-12
4350 Lượt Xem
2
2023-08-13
3399 Lượt Xem
3
2023-08-14
3140 Lượt Xem
4
2023-08-15
3127 Lượt Xem
5
2023-08-16
2941 Lượt Xem
6
2023-08-17
2890 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-09
239 Lượt Xem
2025-01-07
750 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

158 Lượt Xem
2025-01-07
158 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android