Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tình Thương Là Ngọn Hải Đăng Trong Tâm Hồn Nhân Ái Chân Thật, Phần 3/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi nói tiếng Anh rất đơn giản để mọi người hiểu; tiếng Âu Lạc (Việt Nam) cũng vậy, tiếng Hoa cũng vậy. Ngay cả trong thơ, tôi cũng không ráng làm cho hoa mỹ để người ta nghĩ là tôi có học thức. Tôi làm thơ đi thẳng vào tâm hồn người nghe; chứ không làm thơ để phô trương. Tôi diễn đạt tình cảm tâm mình đến tình cảm tâm người khác. Cho nên, nó rất đơn giản. Ngôn ngữ đơn giản, như đời sống đơn giản, là tốt nhất. Bởi vì đôi khi đọc một quyển sách, sách triết học hay gì đó, đọc cả trang mà chẳng hiểu [tác giả] muốn nói gì.

Vì vậy, nếu có tiền, tôi khuyên quý vị, hãy cho đi; cho đi ít nhất một số. Tặng cho tổ chức từ thiện nào đó mà quý vị tin tưởng. Hoặc ra ngoài, bố thí cho những người nghèo, mà chính quý vị tin là họ thật sự cần. Hoặc thuê ai đó đi cùng quý vị, mua đồ để giúp người nghèo. Giúp những người cần thuốc men.

Tôi không bảo quý vị là tôi giỏi hơn ai. Tôi phàn nàn về thuốc men: “Ôi, khủng khiếp”. Đôi khi tôi tự la chính mình. Tưởng tượng coi – nhiều người sẽ sống chết để có được thuốc của tôi, nếu có thể, nhưng họ không có cơ hội để có được. Dù thuốc có đắng đến đâu, nếu nó trị bệnh của họ, thì họ sẽ sẵn sàng uống viên thuốc đắng đó ngay. Thế mà tôi đây, với rất nhiều bác sĩ đang chăm sóc, mà còn nói: “Thuốc này đắng quá; tôi không thích”. Tuy nói thế, nhưng tôi vẫn uống. Tôi nên biết ơn nhiều hơn, và tôi cũng biết điều đó. Nhưng dĩ nhiên, tôi rất biết ơn. Tôi cảm ơn họ, dĩ nhiên rồi. Nhưng khi thuốc chạm vào lưỡi, tôi quên mất là những người khác cũng chịu khổ nhưng không có cơ hội uống thuốc như tôi. Thậm chí cả đời không gặp được bác sĩ.

Dĩ nhiên, khi có thời gian, tôi suy ngẫm về điều đó và thay đổi. Chỉ là đầu óc con người phản ứng theo cách đó. Nhưng không có nghĩa là tôi không biết như thế là không tốt. Tất cả quý vị đã làm điều đó với tôi nhiều lần, nên đôi khi tôi xả giận. Quý vị lấy cùng viên thuốc. Thấy không? Mọi người đến và nói với tôi về vấn đề của họ. Còn vấn đề của tôi thì sao? Tôi cũng có thân người giống vậy. Tôi có rất nhiều người giúp việc tệ hại; vậy đừng phàn nàn với tôi về chuyện vợ chồng của quý vị. Quý vị đã chọn chồng, đã chọn vợ. Nếu quý vị có vấn đề, thì đó không phải là vấn đề của tôi. Hiểu chưa?

Nên tôi cũng nói là tôi ngốc. Đã chọn công việc này, và còn làm thêm giờ; làm việc quá sức mình. Nếu chỉ làm như các đạo sư đó, các đạo sư nổi tiếng, tôi sẽ lên [ngồi] rất cao. Họ có những đài giảng kinh cao hơn, cao hơn rất nhiều. Họ nói vài lời hoặc gì đó, và thế thôi. Quý vị không có cơ hội gặp họ, không được đến quá gần. Có lẽ một số người [đến gần], không biết nữa, nhưng đa số là không. Mỗi Chủ Nhật, [họ] đi đến chùa lớn được xây bằng những vật liệu quý giá. Còn tôi đang sống trong một căn nhà gỗ nhỏ và đã biết ơn lắm rồi.

Tôi cứ cảm ơn Cao Hùng nhiều lần bởi vì nhà đó được làm theo cách tôi thích. Nó chỉ hữu ích về mặt hợp lý. Không có gì phải ganh tị; vì chỉ là một căn nhà gỗ. Và đàn kiến ​​được lợi ích từ nhà đó hơn tôi gấp nhiều lần. Tôi mới đến sống ở đây… Đây là lần thứ hai hoặc thứ ba; tôi không biết bao lâu. Lần này lâu hơn lần trước, tới bây giờ, nhưng hầu hết là kiến ​​ăn [nhà gỗ]. Và sau đó họ phải làm nhà lại bởi vì lần trước họ đã không bảo vệ gỗ cho tốt. Ban đầu, họ nói họ chỉ làm một căn phòng nhỏ, một phòng, với nhà bếp nhỏ. Sau đó đàn kiến ​​​​đã “giúp” họ phá bỏ căn phòng đó. Và sau đó họ làm lại, Rồi nó bắt đầu lớn hơn chút. Tôi đoán họ, Cao Hùng, đã học được bài học. Nếu làm ba phòng, mà lỡ kiến ​​ăn một phòng, thì Sư Phụ vẫn còn hai phòng. Và nếu kiến ​​lại ăn một phòng khác, Ngài vẫn có một mái che trên đầu cho đến khi họ nghĩ ra cách giải quyết.

Tôi đoán họ học rất nhanh. Và họ đã cho tôi mọi thứ tôi cần, vô điều kiện. Quý vị phải biết điều đó, vì họ thậm chí không mơ ước là tôi sẽ đến đây. Tôi có Tây Hồ, và có châu Âu, có nhiều chỗ khắp nơi trước đây. Có thể có bất kỳ căn nhà nào tới khi các đệ tử đến, và rồi tôi sẽ không còn nữa. Hoặc là họ chiếm mất, hoặc có điều gì đó xảy ra do nghiệp chướng của họ, thì đằng nào tôi cũng phải rời đi. Vì vậy, may mắn nếu có nhà nào mà tôi không phải chăm sóc. Họ đã làm nhà cho tôi rồi – tôi nghĩ 19 năm trước, phải không? Cao Hùng, nhà này được làm 19 năm trước, phải không? Mười chín năm hay là chín năm? Không ai biết.

Tôi chưa từng đến đây vì tôi thường đi đến nhóm cộng tu của Tây Hồ. Không đi đến các nhóm nhỏ khác như khi mới bắt đầu sứ mệnh của mình. Rồi đàn kiến ​​​​đã phá hủy (căn nhà gỗ), và họ làm lại, lớn hơn một chút. Tôi có một nhà bếp và… Nhà bếp rất chật. Giống như một hành lang, và họ để một cái bếp ga, và chỉ cần đứng đó, quay người là đi thẳng vào phòng khác. Nhưng như thế cũng đủ. Bình thường tôi không nấu ăn nhiều. Nếu một mình, tôi chỉ nấu một nồi cơm rồi để đó, rồi nấu món xào thập cẩm hoặc gì đó để ăn trong nhiều ngày, hay là một món canh. Tùy vào những gì tôi có. Hoặc chỉ gạo lứt, muối mè, và trái cây, nếu tôi có. Nếu không có trái cây, tôi cũng không ăn trái cây. Không có thứ gì, thì chỉ… Cái gì? Không ăn. Chính xác. Sao quý vị biết hay vậy? Sao quý vị biết hết vậy? Có gì thì tôi ăn nấy. Nếu không có thì tôi không ăn. Rất sáng suốt, phải không? Quý vị nghĩ sao? (Dạ đúng ạ.) Tôi có xứng đáng là Sư Phụ của quý vị không? Đúng không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)

Họ không biết ngôn ngữ. (Dạ kênh.) Kênh? Kênh nào? Cho người Âu Lạc (Việt Nam)? (104.1.) 104 và .1! Ôi, Trời ơi. Được rồi. Một trăm lẻ bốn chấm một. Hiểu chưa? Hiểu không? Biểu rồi, học tiếng Anh không chịu học. Hơn 10 năm trước tôi đã bảo từng người: “Hãy học tiếng Anh”. Không đâu, không ai chịu học; quá bận kết hôn, sinh con và kiếm tiền. “Không bận tâm Sư Phụ nói gì. Không quan trọng”. Tiếng Anh rất dễ học, thậm chí còn dễ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của quý vị. Tôi không thấy ngôn ngữ nào khác mà dễ hơn tiếng Anh. Rất đơn giản. Và tôi không nói tiếng Anh cao siêu.

Tôi nói tiếng Anh rất đơn giản để mọi người hiểu; tiếng Âu Lạc (Việt Nam) cũng vậy, tiếng Hoa cũng vậy. Ngay cả trong thơ, tôi cũng không ráng làm cho hoa mỹ để người ta nghĩ là tôi có học thức. Tôi làm thơ đi thẳng vào tâm hồn người nghe; chứ không làm thơ để phô trương. Tôi diễn đạt tình cảm tâm mình đến tình cảm tâm người khác. Cho nên, nó rất đơn giản. Ngôn ngữ đơn giản, như đời sống đơn giản, là tốt nhất. Bởi vì đôi khi đọc một quyển sách, sách triết học hay gì đó, đọc cả trang mà chẳng hiểu [tác giả] muốn nói gì. (Dạ đúng.) Ờ, như thế đó.

Họ nói rất nhiều. Không biết sao họ có thể viết ra nhiều chữ nghĩa như vậy mà chẳng ích lợi gì – lãng phí thời gian suy nghĩ, viết xuống, lãng phí thời gian của người ta để in ra. À, nhưng có một điểm tốt. Ít ra họ cũng tạo việc làm cho công ty in ấn và tiệm sách. Và nó giúp một số người không có gì tốt hơn để làm. Họ đọc sách đó hết lần này sang lần khác để giết thời gian. Nên cũng hữu ích theo cách nào đó. Xin lỗi, tôi rút lại lời phê bình vừa rồi. Có hữu ích. Nếu viết vớ vẩn hoặc bất cứ gì, thì cứ viết thôi. Nó giúp ai đó có việc làm, giúp ai đó giết thời gian.

Dù không hiểu cũng mua, đặt lên giá sách. Tên tuổi nổi tiếng, biết không? Chà! Họ càng hiểu ít thì sách càng có giá trị vì không ai có thể nói gì để phê bình nó. Không ai hiểu gì về nó, thì nó hẳn phải là một cái gì đó phi thường. Đó nghĩa là nó hoàn toàn nằm ngoài tầm hiểu biết của con người. Vậy, nó là cái gì đó rất đặc biệt. Quý vị thấy đó, một thế giới rất nực cười mà chúng ta đang sống trong đó. Điều gì đơn giản, họ nghĩ nó phức tạp. Điều gì rất phức tạp, họ nói: “Chà! Đó là một điều tốt”. Họ tôn thờ nó. Thật nực cười – đôi khi tôi nhìn thế giới bằng cặp mắt khác, và cảm thấy thế giới thực sự là một nơi nực cười. Nhiều điều rất đơn giản, nhưng không ai hiểu. Và nhiều thứ phức tạp – tôi không biết họ có hiểu không hay là họ chỉ nói rằng họ hiểu – nhưng họ thích vậy.

Thành ra thế giới mới ở trong giai đoạn hiện tại. Vì chúng ta làm phức tạp đời mình, lãng phí thời gian vào những thứ không thực sự quan trọng. Nhiều lần tôi thấy cách người ta làm việc. Tôi tự hỏi tại sao họ làm như thế – cứ vòng vo, lòng vòng. Cũng giống như đôi khi, quý vị hỏi tôi câu hỏi; mà không đi thẳng vào vấn đề. Cứ vòng vo tam quốc tới khi tôi chịu hết nổi, và nói: “Đừng nói nữa”. Bởi vì tôi không biết điểm chính là gì. Cho dù có ngồi đó nghe đến mai cũng sẽ không biết họ muốn hỏi gì. “Câu hỏi là gì? Điểm nào quan trọng?” Nhưng thế giới này là như thế. Thảo nào không có nhiều người khai ngộ, và không có nhiều Minh Sư muốn xuống trần để dạy.

Nhớ không, nếu quý vị đọc tự truyện của Yogananda, Sư Phụ của Ngài, Sri Yukteswar, đã thăng thiên đến một thế giới khác, và Thiên Đàng chỉ định Ngài làm Thầy ở cõi giới A-tu-la. Nhớ không? (Dạ nhớ.) Và sau đó Ngài nói với Yogananda: “Bởi vì ta đã làm điều tốt trên thế gian, nên bây giờ ta có thể dạy ở một nơi nào đó tốt hơn, nơi mà chúng sinh hiểu rõ hơn, thăng hoa hơn về kiến thức tâm linh”. Nhớ không? (Dạ nhớ.) Quý vị có đọc sách đó chưa? (Dạ có.) Không đâu. Tôi đoán chỉ một số ít người đọc. Nếu quên phần đó thì quý vị về nhà đọc lại. Ngay cả chỉ là một cõi A-tu-la, chỉ một bước trên thế giới của chúng ta, mà Sư Phụ của Yogananda đã đánh giá cao những chúng sinh ở cõi đó, thông minh và có ý thức chung hoặc sự thăng hoa tâm linh của họ. Một bước thôi. Nhưng hãy nhớ, thế giới A-tu-la có hơn 100 đẳng cấp khác nhau.

Nên có lẽ Ngài được chỉ định dạy ở đẳng cấp cao nhất, gần như ở ranh giới với Đẳng cấp Thứ Hai. Dĩ nhiên, họ có nhiều hiểu biết tâm linh hơn con người ở đây. Chỉ là họ không có thân thể như chúng ta. Thân này cũng mang lại cho chúng ta nhiều thứ: nhiều niềm vui, nhiều đau khổ, nhiều trải nghiệm khác nhau – không nhất thiết tốt hay xấu – chỉ là những trải nghiệm khác nhau. Nhưng vì đó mà đau khổ rất nhiều. Trên thế giới này, không phải ai cũng có thể khẳng định mình là người đàn ông hạnh phúc nhất đời hoặc phụ nữ hạnh phúc nhất đời.

Cho đến giây phút rời cõi đời này, thì có lẽ đó là lúc hạnh phúc nhất. Nhưng với hầu hết mọi người thì không. Hầu hết mọi người nghĩ rằng cái chết là một điều khủng khiếp, bởi vì họ không được chuẩn bị. Tôi đang chuẩn bị cho quý vị thời điểm ra đi. Vì vậy quý vị đã quá quen với điều đó rồi, cho nên có thể sẽ ít nhiều mong chờ đến thời điểm đó. Và đa số, Sư Phụ cho quý vị biết trước, để quý vị lo liệu mọi thứ trước khi ra đi.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Video Mới Nhất
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android