Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Sự Đan Xen Giữa Lực Lượng Khẳng Định Và Phủ Định, Phần 4/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Mỗi ​​khi quý vị trượt xuống, tôi phải kéo quý vị lên, thậm chí dùng sức làm quý vị khó chịu. Nếu tôi nắm lấy một tay của quý vị vì quý vị đang ngã và kéo quý vị lên khỏi mương, thì sẽ không thoải mái cho quý vị. Phải không? (Dạ phải. Không thoải mái, thưa Sư Phụ.) Như thế có thể làm tay quý vị đau và khiến tôi mệt, nhưng đó là việc cần thiết. (Dạ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Tôi mãi luôn ở trong công việc của mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và những việc đó cũng là công việc của tôi. Tôi không thể thả lỏng được.

Có lần một trong mấy hộ pháp tình cờ ở gần tôi. Và rồi anh nhìn vào văn phòng làm việc của tôi, có ba máy vi tính đang chạy cùng một lúc. (Ôi chà.) Một máy đang chiếu Truyền Hình Vô Thượng Sư, và máy kia có lẽ tôi mở để xem bản tin, nhưng tôi chưa có thời gian. Nên tôi mở Truyền Hình Vô Thượng Sư hoặc chương trình nào đó khác để xem. (Dạ.) Và một máy vi tính khác nữa mà tôi đang làm việc, dĩ nhiên cũng cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đôi khi tôi làm hai, ba việc cùng một lúc. (Hay quá.) Tôi nhảy, dĩ nhiên. Tôi có hai mắt. Ít ra là thế. Và tôi có hai tay. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Bởi vì tôi phải làm việc với nhiều dự án và chương trình khác nhau cùng một lúc, nên có lẽ có ba truyền hình mà cả ba đều có hình ảnh của tôi hoặc video của tôi hoặc chương trình của tôi trên đó, nên anh đồng tu đó có lẽ cảm thấy ngạc nhiên: “Ồ, Sư Phụ ở khắp mọi nơi”. Tôi không biết ý anh ấy là gì, nhưng dĩ nhiên là tôi ở khắp nơi. Sư Phụ vô sở bất tại mà, phải không? (Dạ. Đúng ạ.) Thật ra, tôi phải làm việc với nhiều chương trình khác nhau, và nhiều góc độ khác nhau, nhưng anh ấy không biết điều đó. Anh cảm thấy như tôi hoàn toàn bận rộn với chính mình. Hoàn toàn chú tâm vào chính mình. Không phải như thế. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.)

Bởi vì, đôi khi tôi có thể xem bản tin, để xem có đáng chú ý nhiều hơn không, tôi xem trong khi đang chỉnh sửa chương trình của quý vị. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì không phải tất cả các dòng trong chương trình tôi đều cần phải chỉnh sửa hoặc cần chú ý đến chi tiết. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cho nên tôi phải xem cả bản tin lẫn chương trình cùng một lúc. Nhưng tôi không bỏ sót gì hết. Quý vị biết mà. (Dạ. Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Quý vị biết điều đó qua tất cả những gì tôi la lối. (Dạ.) La lối trên giấy. Và tôi ghét việc đó, bởi vì nó sẽ khiến tôi mất rất nhiều thời gian để viết. Một số chỉnh sửa thật là tệ, tôi phải viết rất nhiều. Và tôi không thích như thế. (Dạ hiểu.) Tôi viết không nhanh. Và rồi mắt tôi cũng cần phải ở xa màn hình nữa, v.v. Điều đó gây chút bất tiện cho tôi. (Dạ đúng.)

Vì vậy, tôi không thích lắm khi có người làm những lỗi không đáng có. (Dạ hiểu.) Hoặc do ngã chấp, chỉ làm theo cách họ muốn, chứ không phải theo cách mà đội ngũ phải nên làm. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Kiểu như làm cái gì cũng theo ý mình và không làm theo tinh thần đồng đội. Không thích như thế. Làm mất rất nhiều thời gian và công sức của tôi, và làm tôi mệt mỏi.

Nhưng dù sao, tôi phải làm hai, ba việc cùng một lúc. Nên, tôi tiết kiệm thời gian. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi làm được. Không phải quý vị ai cũng làm được. Nhưng một số có thể. (Dạ.) Giống như, có một truyện tôi đã kể quý vị nghe trước đây, một Thiền Sư đang ngồi ăn sáng tại một bàn ăn. Các học trò đang ăn với ông. Và một học trò đang cố làm một việc khác, chẳng hạn như xem bản tin trên điện thoại. Nên vị Thầy nghiêm khắc nói: “Khi quý vị ăn sáng, thì quý vị ăn sáng”. Nghĩa là, mỗi lúc tập trung vào một việc thôi. (À. Vâng.) Sáng hôm sau, vị Thầy ăn sáng và đọc báo cùng một lúc. Người đệ tử nhìn ông. Không dám nói gì, nhưng cứ tiếp tục nhìn. Vị Thầy biết điều đó. Nên ông nói: “Khi quý vị ăn sáng và đọc báo, thì quý vị ăn sáng VÀ đọc báo”. Nếu ông có thể làm hai việc cùng một lúc, tại sao lại không? Nhưng đó là Minh Sư. (Dạ.)

Trước đây tôi từng làm việc như thế. Tôi từng phải trả lời rất nhiều thư. (Dạ đúng.) Do đó, tôi bảo họ đọc cả ba bức thư cùng một lúc. (Hay quá.) Và tôi đã nghe được hết. (Ồ.) Và tôi đã sửa lại tất cả hoặc chấp thuận tất cả. (Hay quá.) Hoặc một số tài liệu khác. (Chà.) Tôi phải làm như vậy. Đôi khi tôi phải làm như thế. Không vui, nhưng phải làm. Đừng thử, đừng thử nha. Tôi sẽ la quý vị nhiều hơn đó. Quý vị sẽ bị la nhiều hơn thôi vì quý vị sẽ làm nhiều lỗi hơn. Thật buồn cười, chỉ vài loại chương trình là sẽ có lỗi, và những chương trình còn lại đều đơn giản và thông thường, hoặc có lẽ không căng thẳng lắm. Thôi được.

Tôi không la quý vị. Mà la ngã chấp của quý vị. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Tôi là bạn tốt của quý vị. (Dạ.) Tôi không thể để quý vị trượt xuống. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Mỗi ​​khi quý vị trượt xuống, tôi phải kéo quý vị lên, thậm chí dùng sức làm quý vị khó chịu. Nếu tôi nắm lấy một tay của quý vị vì quý vị đang ngã và kéo quý vị lên khỏi mương, thì sẽ không thoải mái cho quý vị. Phải không? (Dạ phải. Không thoải mái, thưa Sư Phụ.) Như thế có thể làm tay quý vị đau và khiến tôi mệt, nhưng đó là việc cần thiết. (Dạ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Tôi mãi luôn ở trong công việc của mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và những việc đó cũng là công việc của tôi. Tôi không thể thả lỏng được. (Dạ hiểu. Vâng, thưa Sư Phụ.) Công việc của tôi có thể có nhiều khía cạnh, nhưng tôi không thả lỏng khía cạnh nào. Không thể làm vậy. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Được rồi. Còn gì khác không? Không hả? (Dạ không, thưa Sư Phụ.)

Quý vị có ai đã thử món bánh mì mà tôi giới thiệu chưa, như bánh mì kẹp rong biển hay chuối cuốn không? Quý vị chưa đọc hả? (Dạ chưa, thưa Sư Phụ. Chúng con chưa thử, thưa Sư Phụ.) Quý vị thậm chí chưa đọc mẹo vặt trong ngày sao? (Dạ giờ con nhớ là có thấy rồi.) Chỉ nhớ thôi, chứ chưa thử. Mấy món đó rất ngon. Cho nên, nếu cảm thấy chán, quý vị nên thử những thứ khác nhau.

Hôm nọ, tôi nhớ là tôi có đưa ra mẹo vặt trong ngày. Nhớ có lần trước đây tôi đã ăn khoai lang với kim chi. Không phải là tôi định ăn món đó, chỉ là món đó ở trước mắt tôi và tôi không có món gì khác. (Dạ.) Rồi tôi đã kết hợp hai thứ và ăn thấy rất ngon, cho nên tôi đưa vào mẹo vặt trong ngày. (A.) Sẽ cho phát sóng, có lẽ hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào. Thật sự rất ngon. Và tôi rất tự hào, nên đã đưa cho mấy trẻ em ăn thử, bởi vì nếu trẻ em chưa bao giờ ăn kim chi, thì có thể cảm thấy vị quá nồng. (Dạ đúng. Dạ.) Nhưng vị ngọt của khoai lang nướng tươm mật, sẽ làm cân bằng, làm bớt vị nồng. Nên các em có thể ăn thử nếu thích, với lưỡi mềm mại của các em. (Dạ.) Như vậy sẽ không thấy nồng lắm. (Dạ đúng.)

Và tôi rất tự hào. Tôi nghĩ: “Chao ơi, khi đói, mình có thể sáng chế ra thứ này thứ nọ”. Như bánh mì kẹp rong biển và chuối cuốn, bất cứ món gì mà tôi làm trước đây. Tất cả đều do đói mà ra. Quá tự hào. Tin hay không, chuyện lớn thế đó. Mấy món sáng chế toàn do đói mà ra.

Và hôm nay tôi đã gọi cho một sư tỷ Đại Hàn của quý vị. Tôi hỏi cô ấy: “Người Đại Hàn có bao giờ ăn khoai lang với kim chi chưa?” (Dạ có.) Tôi định giới thiệu cho cô ấy ăn. Và cô thưa với tôi: “Dạ, họ có ăn”.

Ôi chao ơi. Nên ngã chấp của tôi xẹp xuống một chút. Ồ tôi tưởng đó là sáng chế của mình. Và rồi tôi kiểu như che đậy sự xấu hổ của mình. Tôi nói: “Có lẽ trước kia tôi là người Đại Hàn, nên nhớ mấy thứ này. (Dạ.) Vì vậy, đó là bằng chứng, rằng mặc dù tôi không biết quý vị có ăn món đó, nhưng tôi biết cách ăn. (Dạ, đúng vậy ạ. Dạ, chính xác.) Vậy, đó là bằng chứng cho thấy tôi là đồng bào Đại Hàn của cô trước kia”. Chỉ làm cho đỡ bớt xấu hổ. Tôi đã quá tự hào, định bảo cô ấy thử ăn thế, vì nó rất ngon. Và rồi cô ấy thưa với tôi: “Tất cả người già đều ăn món đó”. Nghĩa là món truyền thống rồi. Tôi nói: “Ồ, thật hả? Họ ăn với kim chi à?” Cô ấy thưa với tôi: “Người Đại Hàn, họ ăn kim chi với đủ thứ. Với bất cứ thứ gì”. Tôi nói: “Phải, phải. Hèn gì”.

Sau đó tôi hỏi cô ấy có phải từ ngữ “kim chi” có nghĩa là rau vàng hay không. Tôi nghĩ, bởi vì màu sắc của nó trông như vàng. Và ăn rất ngon, nên có thể là một loại rau quý. (Dạ.)

Rồi tôi hỏi cô ấy “kim” có nghĩa là vàng phải không. Cô ấy nói: “Dạ không, chỉ có nghĩa là mặn”. Có muối, hoặc như rau ngâm muối.

Ôi. Nghe không có vẻ gì lãng mạn như cách tôi nghĩ. Tôi tưởng tượng nhiều thứ cao siêu, rồi khi đến thực tế thì không phải như vậy. Tôi là người giàu trí tưởng tượng mà. (Dạ.) Kim, như vàng. Tôi nói với cô ấy: “Nếu không phải là vàng...” Cô ấy nói đó không có nghĩa là vàng, thì tôi nói: “Có thể là ‘kim’, bởi vì hầu hết người Đại Hàn đều có họ là Kim”. Cô ấy nói: “Dạ không, cũng không phải như vậy”.

(Ồ, thưa Sư Phụ, về điều đó, về họ Kim của Đại Hàn, thì kim nghĩa là “vàng”. Sư Phụ nói đúng.) Vậy, tôi đúng hả? (Dạ vâng.) Ôi chao ơi! Cảm ơn cô! Cảm ơn cô đã cứu ngã chấp của tôi! Cảm ơn cô rất nhiều! Nói rồi, tôi từng là người Đại Hàn mà. Cô chỉ là Đại Hàn phân nửa thôi, thành ra cô không biết! (Dạ con không biết.) Phải! (Dạ xin lỗi.)

Cô đó thưa với tôi họ Kim cũng không phải nghĩa là vàng, nó là gì đó từ tiếng Hoa. Nên tôi nói: “Thôi không sao”. Hai lần xấu hổ. Như, kim chi không phải là một loại rau vàng, và họ Kim của người Đại Hàn cũng không có nghĩa là vàng. Cô ấy hạ tôi hai lần! Và bây giờ cô này đã cứu tôi một nửa. Ít ra cũng đỡ hơn là không được gì. Hôm nay đau quá, ngã chấp của tôi bị xẹp lép.

Vậy họ Kim của Đại Hàn nghĩa là “vàng”, thế thì chúng ta có thể gọi chủ tịch Kim Jong Un – Vàng Jong Un? (Dạ vâng. Có thể.) Còn Jong Un nghĩa là gì? Jong Un nghĩa là “ân điển công chính”. Ân điển công chính. (Dạ.) Chà, tên thật là đẹp! (Dạ.) Vậy, chúng ta có thể nói Vàng Ân Điển Công Chính? (Dạ.) Hãy cầu nguyện là ông sống đúng với tên của ông. (Dạ vâng.)

Một lần nọ, một trong mấy sư tỷ, khi chúng ta bế quan, có vài người Âu Lạc (Việt Nam) đến, và một người nấu ăn cho tôi. Mỗi ngày cô nấu vài món ăn Âu Lạc (Việt Nam), vì đã lâu tôi không ăn món Việt, và họ thích nấu ăn cho tôi. Rồi sau đó, tôi hỏi nhà bếp ai là người Âu Lạc (Việt Nam) nấu ăn trong bếp? Tôi muốn cảm ơn cô ấy. Và họ nói: “Ồ, chúng con không biết, thưa Sư Phụ. Ai đó tên là Nguyễn”. Tôi nói: “Nguyễn có nghĩa gì đâu, hầu hết người Âu Lạc (Việt Nam) đều có họ Nguyễn. Cũng giống như ở Đại Hàn, toàn là họ Kim”. Thú vị vậy đó.

Thế là ông Vàng Ân Điển Công Chính. Chà, cái tên thật là đẹp. (Dạ, đúng vậy ạ.) Cũng rất tâm linh nữa. (Dạ.) Rất tâm linh. Cảm ơn quý vị nhé. Cảm ơn quý vị về thông tin mới.

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/5)
Xem thêm
Video Mới Nhất
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android