Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư Nói Về Tác Hại Của Thịt, Phần 3 – Tác Động Thảm Khốc Đến Môi Trường

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Nếu quý vị muốn nuôi heo hay bò, thì cần rất nhiều thóc lúa, rất nhiều năng lượng, rất nhiều nước, rất nhiều điện, rất nhiều thuốc trụ sinh, rất nhiều thực phẩm và chất đạm. Để có một kí-lô thịt bò, quý vị phải phí rất nhiều năng lượng của quốc gia, tiền bạc, nước − nước sạch và ngọt − để đổi lấy nước ô nhiễm vì chất thải từ thú vật. Và tất cả những thứ như vậy. Khi tính đến phí tổn, thì đây là kinh doanh thua lỗ. Lãng phí quá nhiều thực phẩm thiên nhiên cho khẩu vị của mình.

Chúng ta làm kiệt quệ tài nguyên Địa Cầu để cung cấp thực phẩm nuôi gia súc. Quý vị biết bao nhiêu chất đạm, thuốc men, nước uống, nhân lực, xe cộ, xe vận tải, đường sá, và hàng trăm ngàn mẫu đất đã bị phí phạm trước khi một con bò đủ lớn cho một bữa ăn? Nếu tất cả tài nguyên này được phân phối đồng đều cho các quốc gia kém phát triển, thì chúng ta có thể giải quyết nạn đói trên thế giới. Điều đáng tiếc là chúng ta rất thông minh, rất văn minh, nhưng đa số chúng ta không biết nguyên nhân gây ra sự đau khổ của các quốc gia láng giềng. Đó là vì khẩu vị, vì miếng ăn, vì bao tử của chúng ta.

Chúng ta làm cạn kiệt Địa Cầu vì chúng ta nuôi gia súc và động vật. Địa Cầu của chúng ta đang sụp đổ vì thực sự là chúng ta ăn quá nhiều thịt. Mỗi năm, chúng ta đốn rừng với diện tích lớn bằng Anh quốc chỉ để nuôi thú vật. Cho nên đã có bao nhiêu rừng mưa bị phá hủy rồi? Điều này sẽ thay đổi bầu không khí, thay đổi mưa rơi. Do đó Địa Cầu đang bị hâm nóng, rồi nhiều nơi có vấn đề với lũ lụt và đồng thời hạn hán kéo dài. Tác hại của lối ăn thịt thật vô cùng nghiêm trọng.

SM: Chúa ơi, nhiều quốc gia trên thế giới bị khan hiếm nước. Tại sao? Bởi vì họ lấy hết nước từ sông để chuyển nó vào nông trại, công xưởng lớn, như xí nghiệp chăn nuôi. Họ phải dùng rất nhiều nước cho động vật uống. Và rồi dùng nước để trồng hoa màu cho động vật ăn. Trước khi giết động vật, họ phải dùng nước để rửa chuồng mỗi ngày và thải nước này vào các dòng chảy. Và khi họ giết động vật, họ cũng cần rất nhiều nước để rửa nữa. Và khi người ta ăn ở nhà, họ cũng lại dùng nước để rửa, để nấu. Cho nên không có điểm dừng. Thật ra có đủ nước cho tất cả chúng ta, và dư thừa cho mọi người! Chúng ta bắt đầu kỹ nghệ thịt này, rồi mọi sự trở thành tệ hơn - cần thêm bệnh viện, thêm thuốc men, thêm bệnh tật, thêm khan hiếm đủ loại, thêm nhiệt độ tăng cao, và thêm đau khổ, thêm thiên tai, thêm nạn đói, thêm chiến tranh.

Trại nuôi cá giống như xí nghiệp chăn nuôi trên đất liền, cũng có những vấn đề tương tự về môi sinh, với những ảnh hưởng bao gồm ô nhiễm các nguồn nước. Cá công nghiệp được nuôi trong những khu vực có rào lưới lớn ngoài khơi, với thức ăn dư thừa, phân cá, thuốc trụ sinh, hoặc thuốc và hóa chất khác tràn vào những vùng nước chung quanh, làm hại hệ sinh thái và gây ô nhiễm nguồn nước uống của chúng ta, đồng thời làm suy kiệt cá thiên nhiên. Loài cá như cá hồi mà con người ăn thường được nuôi với thức ăn là loại cá khác, như cá cơm với số lượng khổng lồ. Những nghiên cứu tìm thấy rằng với mỗi kí-lô cá hồi được bán trong siêu thị, thì cần bốn kí-lô cá thiên nhiên bị bắt để nuôi cá hồi.

Trong một báo cáo năm 2006 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc có ước tính rằng ngành chăn nuôi tạo ra 18% tổng lượng khí thải nhà kính do con người gây ra. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Quan sát Thế giới được công bố năm 2009, trên thực tế ngành chăn nuôi tạo ra hơn một nửa lượng khí thải nhà kính!

Mỗi nghiên cứu khoa học mới đều phát hiện rằng ngành chăn nuôi, việc giết thú vật lấy thịt này, chịu trách nhiệm ngày càng nhiều đối với nạn khủng hoảng biến đổi khí hậu trên Địa Cầu chúng ta. Thực tế, những tính toán gần đây nhất đã kết luận rằng ngành chăn nuôi thải ít nhất là 51% tổng số lượng khí nhà kính gây ra nạn hâm nóng toàn cầu. Ngay sau báo cáo mới này, các nhà nghiên cứu từ NASA vừa tuyên bố rằng khí mê-tan, khí gây hiệu ứng nhà kính cực mạnh mà chủ yếu do con người tạo ra từ kỹ nghệ chăn nuôi, tích giữ nhiệt nhiều hơn thán khí gấp 100 lần trong vòng 20 năm.

Tin mừng là khí mê-tan tan biến khỏi bầu khí quyển trong khoảng 12 năm, trong khi thán khí cần hàng ngàn năm để biến mất. Vậy, nếu muốn tạo khác biệt mau lẹ, hữu hiệu ngay bây giờ, chúng ta phải ngưng việc tạo khí mê-tan từ nguồn nguyên thủy và lớn nhất này: đó là kỹ nghệ chăn nuôi.

SM: Không chỉ động đất, không chỉ sóng thần, không chỉ bão tố, không chỉ bão lốc, chính mực nước biển dâng cao khiến người ta bị mất đi nhà cửa, mất quê cha đất tổ đi tha phương cầu thực; đồng thời mất đi phẩm giá, mất đi quyền chăm sóc gia đình họ; mất đi danh dự; mất đi địa vị làm người chăm sóc gia đình; mất mọi thứ, không chỉ tài sản vật chất, mà còn mất đi người thân nữa. Và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy, bao gồm lũ lụt ào ạt song song với hạn hán kéo dài.

Rất dễ thấy nhiều hình thức nguy hại đến môi sinh có sự liên kết với kỹ nghệ sát sinh này, mà chúng ta gọi là sự tiêu thụ thịt: tàn sát tập thể hàng tỷ, hàng tỷ mạng sống thú vật vô tội.

Kỹ nghệ chăn nuôi giống như là sản xuất thực phẩm ngược đời. Thật sự, “sản phẩm” chính là nạn đói, chiến tranh, chết chóc và tàn phá, có lẽ còn phá hoại toàn thể Địa Cầu và mọi sự sống trên Địa Cầu này. Con đường chúng ta đang đi có viễn cảnh như vậy. Rất nhiều vấn đề phát sinh như thiếu nước, khủng hoảng thực phẩm, ô nhiễm nước, không khí và đất, nạn phá rừng, nạn sa mạc hóa, vùng chết ở đại dương và mất đa dạng sinh học. Chúng ta dùng gần như một nửa lượng ngũ cốc của thế giới để đổ vào kỹ nghệ thịt và bơ sữa; dùng phần lớn nguồn nước của mình; gần một nửa số cá toàn cầu bị bắt để đem nuôi gà và heo; và 30% đất không đóng băng của Địa Cầu bị dùng cho kỹ nghệ chăn nuôi, nuôi thú để lấy thịt và nghề có liên quan. Với 2 mẫu đất, chúng ta có thể cấp dưỡng cho hoặc chỉ một người ăn thịt hoặc 80 người thuần chay khỏe mạnh.

Tin mừng là nếu chúng ta ngưng ăn thịt và bơ sữa, chúng ta có thể phục hồi hệ sinh thái bảo vệ tất cả sinh vật, chặn đứng trên 60% biến mất đa dạng sinh học, tiết kiệm 4/5 phí tổn kinh tế cho việc giảm khí thải trong vòng 50 năm và nhiều, nhiều, nhiều nữa. Dĩ nhiên, chúng ta cứu mạng, mạng người, bằng cách chấm dứt tất cả bệnh tật do tiêu thụ thịt; và ngưng nạn hâm nóng toàn cầu để cứu Địa Cầu.

Chúng ta có cả bầu không khí bạo lực này, do chiến tranh, thù hận và sự sát hại hàng loạt thú vật, v.v. lạm dụng môi trường. Chúng ta sát hại quá nhiều, vì vậy thu hút loại lửa Mặt Trời này. Chính loài người chúng ta thu hút lửa Mặt Trời. (Dạ, Sư Phụ.) Nếu chúng ta tiếp tục, có thể còn tệ hơn vậy. Đó chỉ là một cảnh báo. Chỉ là sự cảnh báo. Có thể tệ hơn nữa. (Dạ, Sư Phụ.)

Bây giờ chúng ta chỉ hy vọng mọi việc sẽ tiếp tục ngày càng tốt hơn, bằng không, không chỉ có lửa Mặt Trời mà còn có nhiều vụ bùng nổ hơn nữa, chẳng hạn như trong Thánh Kinh nói lửa sẽ đến từ không trung, v.v. và hủy diệt Địa Cầu và nhân loại. Rất tiếc, là tôi phải nói sự thật với quý vị.

Quý vị vẫn đang suy ngẫm về điều này, về những gì cần làm để có luật thuần chay, để bảo mọi người ăn thuần chay, và loại bỏ tất cả thịt, cá, trứng, sữa. Khi tôi nói thịt, cũng ý là nói đến cá và những loài có thể cử động. Và ngay cả trứng cũng không tốt cho chúng ta, cũng liên quan đến rất nhiều sát sinh. Và việc chăn nuôi bất cứ loài động vật nào cũng làm cho tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn trên Địa Cầu, vì khí mê-tan và đủ loại vấn đề liên quan đến kinh tế. Quý vị đang suy xét. Có lẽ đó là lý do quý vị cũng cố gắng hết sức để tránh kẻ thù nguy hiểm nhất của thế giới chúng ta. Kẻ thù gây ra sự thoái hóa thân phận con người, gây ra cái chết, tới hàng tỷ mạng người và thú vật; gây thương tật, hủy hoại hàng tỷ sinh mạng khác và vẫn tiếp diễn như vậy mỗi ngày!!! Nhưng bây giờ không còn thời gian để suy nghĩ nữa. Xin hãy, HÀNH ĐỘNG NHANH CHÓNG. Chúng ta PHẢI DỪNG TẤT CẢ VIỆC NÀY.
Xem thêm
Tất cả các phần  (3/20)
Xem thêm
Video Mới Nhất
35:55

Tin Đáng Chú Ý

191 Lượt Xem
2025-01-19
191 Lượt Xem
36:38

Tin Đáng Chú Ý

178 Lượt Xem
2025-01-18
178 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android